Những công trình tiêu biểu năm 2012-2013

Posted in Kiến trúc on 02/07/2013 by ktstruongvancuong

NHÀ PHỐ:

Nhà Anh Kiểm (Đồng xoài) Tân Bình đã hoàn thành.

MDCHINH2 copy

PC CHIM BAY 2

Nhà Anh Tô Xuân Ân Q12

30PCTT MN  copy

Nhà Anh Hùng (Bình Thạnh)

MAT DUNG CHINHMBTT

Phương án chọn

mdung truoc copy

PCTT copy

Nhà Anh Danh Q.Gò Vấp

md truoc

Nhà Anh Tuấn (Tân Sơn.)

PHUONG AN 1A

Phương án 1

PHUONG AN 2

Phương án 2

Cải tạo nhà chị Hoà. ( giữ đường viền)

MB LAU2 copyMB LAU 3 copyMB LAU 4 copy PC CHIM BAY MD CHINH copy MD TRUOCNOI THAT TONG THE VIEW2w

 

NOI THAT TONG THE VIEW1wNOI THAT PHONG KHACH w
NT PHONG ANwMAT BANG TONG THE LAU 3(1)

NOI THAT PHONG BO ME1

 

NOI THAT PHONG BO ME2VE SINH BO ME
MB TANG THUONG (1)

KHÁCH SẠN:

Khách sạn Cam Ranh

MDTRUOCPC CHIM BAY

NHÀ HÀNG DAKMIL

NHA HANG DAKMIN

DỊCH VỤ CAFE: 

CaFe dã ngoại Lý Sơn:

IN MAT BANG TONG THE

Khu CaFe  DAKMIL

TT1 ÖEBMD1web

CHUNG C Ư:

Khu chung cư 105 Tây Sơn.Bình Định

1v

2v3vCHI TIETv

Khu Cafe sân vườn Tây Nguyên ( DakMil)

Posted in Kiến trúc on 06/06/2012 by ktstruongvancuong

Những công trình tiêu biểu mình đã thiết kế( The projects designed by me)

Posted in Kiến trúc on 22/10/2010 by ktstruongvancuong

I.Biệt thự:

1.Biệt thự nhà Anh Hạnh Củ Chi.

Mặt đứng trước

Mặt đứng bên

Phối cảnh tổng thể

2.Biệt thự Anh Hùng Đà Nẵng.

Phối cảnh góc

3.Biệt thự Hoàng Anh HCM


Phối cảnh góc

4.Biệt thự Bà Nguyễn Chị Ngọc Cẩm HCM

Phối cảnh góc

4.Biệt thự Anh Ân, Q12, TP.HCM

2

II.Nhà phố:

Phối cảnh nhà bạn Hạnh

Phối cảnh nhà A Hùng(Bùi ĐìnhTuý)


Văn phòng, nhà ở Anh Tuấn PA1(BìnhThạnh)

Phương án chọn (HT 2010)

III.Chung cư:

1.Khu phức hợp Âu Cơ (2010):

Phối cảnh tổng thểPhối cảnh gócMặt đứng đường Âu CơMặt đứng kênh tân hòaPhối cảnh chi tiết góc 1Chi tiết góc 2

2.Chung cư Bình Phu 2


Phối cảnh góc

Mặt bên

Phối cảnh chim bay

Chi tiết góc

3.Chung cư Tân tạo lôA 2009 ( Tòa nhà Long Phụng chủ đầu tư Thái Sơn):

Phối cảnh mặt đứng trước

Phối cảnh mặt đứng sau

4.Chung cư Tân tạo lô B

Phối cảnh mặt đứng trước

Phối cảnh về đêm

5.Phương àn Chung cư ATIC 2011.(HTP, Q7)

Phối cảnh mặt đứng trước

Phối cảnh góc

M.đứng trước đường Huỳnh Tấn Phát

Mặt Bên

Phối cảnh tổng thể

6. Chung cư PPI 09/2011.(TX Thuận An, Bình Dương)

+ Phương án 1

Phối Cảnh tổng thể (PA 1)

Mặt Đứng tổng thể (PA 1)

Tổ chức không gian mặt bằng tổngthể (PA 1)

+ Phương án 2 (PA. Chọn dự kiến năm khởi công 2012)

Mặt Đứng Trước

Tổ chức không gian mặt bằng tổngthể

Mặt Bằng căn hộ điển hình

IV.Văn phòng :

1.Văn phòng Eximbank Quận 7

Phối cảnh mặt đứng trước

Phối cảnh góc

2.Văn phòng Xây lắp 6 Quận Bình Thạnh.

Phối cảnh mặt đứng trước

Phối cảnh góc

Phối cảnh mặt đứng trước

Phối cảnh góc

3.Văn phòng Eximbank 78 Trần Quang Khải Q1.

Phối cảnh góc

Phối cảnh mặt đứng trước

4.Toà nhà (Trụ sở Báo Sài GònGiải Phóng)

Toà nhà này công ty mình nhận thiết kế kỹ thuật và thi công.

Phối cảnh mặt đứng trước

Phối cảnh góc

Quần thể kiến trúc Từ Đường Tộc Trương Việt Nam

Posted in Uncategorized on 27/05/2015 by ktstruongvancuong

PHOI CANH TT

Tập thơ tình (Văn Cường)

Posted in Uncategorized on 30/08/2014 by ktstruongvancuong

VÌ SAO LẠC NHAU ?
Anh biết rằng Anh đã yêu em
Yêu say nắng từ ngày đầu gặp gỡ
Nhưng cuộc đời là những khúc tình lỡ
Yêu đơn phương để rồi mãi tơ vương.

Tình em trao anh sao quá du dương
Để ánh nắng nhạt nhòa trong đêm vắng
Anh lạc bước trong đêm dài thức trắng
Ôm nỗi lòng trăn trở với đêm mưa.

Dáng em gầy tóc xõa nắng lưa thưa
Cho anh ôm đôi vòng tay nhỏ bé
Thời gian trôi mà tình Anh mãi thế
Gió heo may trái tim trẻ hao gầy.
Văn Cường.

ANH SẼ LÀ NGƯỜI THƯƠNG CỦA EM.
Anh sẽ mãi là người thương của em
Là chỗ dựa để những khi em buồn tủi
Anh là áng mây chiều rông rủi
Đến bên em và tắm mát lòng em

Khi nào buồn em hãy mở thơ xem
Em sẽ thấy nỗi lòng anh trong đó
Tình đôi ta như giọt sương nho nhỏ
Len vào hồn thổn thức những chiều mưa

Sông Sài Gòn vỗ nhẹ sống lưa thưa
Như giấc mơ trưa mộng mị tình ta đó
Em nghe chăng nỗi lòng gởi vào gió
Mong ước xa xôi hạnh phúc những chiều buông.
Văn Cường.

Thơ viết tặng em.
Đã lâu rồi quên mất yêu đương
Nay gặp em đôi mắt cười diễm lệ
Để đêm về lòng anh khe khẽ
Thao thức mơ màng mông mị yêu đương.
Trong mơ màng chợt nhớ chợt thương
Đôi mắt em ru lòng anh thổn thức
Anh ước gì tình yêu rất thực
Để được bên em những chiều buông.
Văn Cường.

LẶNG THẦM
Em lặng thầm cho mùa thu héo úa
Con sóng buồn, thờ thẩn giữa dòng sông
Tình đến rồi, sao lúc có, lúc không
Như cơn mưa lâm râm, chiều cuối hạ
Ta đưa tay hứng, giọt mưa chiều vội vã
Ôm Vào lòng để nỗi nhớ lâng lâng
Tình đời như con sóng phân vân
Cứ trôi mãi, trôi mãi trong cuộc đời vô định
Thôi thì hãy để yêu đương ta, trôi theo dòng chảy
Rồi sẽ về với nỗi nhớ yêu thương…
Kts.Trương Văn Cường.

GHEN
Tại ghen đó nên trong lòng nỗi sóng
Con sóng tình giận dỗi với yêu thương
Nhắn tin đi rồi lòng đợi cứ vấn vương
Em lặng lẽ ầm thầm không tin báo.

Để con sóng tình trong lòng anh nổi bão
Vùi dập anh với nỗi nhớ iu em
Điện thoại gập rồi anh lại mở ra xem
Nhưng đâu thấy, tin em chưa thấy.

Nhớ với nhung giận hờn là vậy
Yêu với thương, ghen trách hờn nhau
Thôi thì cứ để trong lòng chôn sâu
Nếu yêu thương sẽ tự lòng hiểu.
Văn Cường

GỞI EM.
(Sài Gòn chiều mưa ).
Thứ 7 hôm rồi anh gởi nhớ vào mưa
Em có nghe chăng lời thì thầm xao xuyến
Những giọt mưa rơi làm bụi buồn tan biến
Kết yêu thương, nhắn hộ, em giùm anh.

Mưa vẫn cứ rơi bầu trời thì trong xanh
Để nỗi nhớ, thu vào lòng da diết
Mưa hạt bụi thì thầm tha thiết
Cho tiếng yêu thương khép nép tơ vương

Lâu lắm rồi mới cảm nhận yêu thương
Đôi chân run run đôi tay dò nỗi nhớ
Ước gì Anh và Em cùng chung nhịp thở
Để vạn nẻo đường ta sánh bước bên nhau.
Văn Cường.

GỞI NGƯỜI TÔI THƯƠNG.
Đừng buồn nhé, em ơi đừng buồn nhé
Đừng trách hờn nhau để gió thêm sầu
Anh vui gì khi nhìn em nỗi đau
Lòng tan nát giữa bốn bề cô quạnh.
Em em ơi! trời mưa rồi sẽ tạnh
Đừng trách lòng, để gió cuốn niềm đau
Chiếc lá thu, đầu mùa sẽ vơi sầu
Cho nỗi nhớ, đừng trách hờn nhau nữa
Mọi thứ đến tự nhiên, đừng mơ và đừng hứa.
Đừng để buồn tìm đậu nơi mắt em
Anh cũng như em thao thức nhiều đêm
Lòng trĩu nặng trách hờn cho tạo hóa
Anh ước gì tất cả được xóa
Để được yêu em như anh đã từng mơ.
Văn Cường.

Nhớ em
Em lặng thầm để nỗi nhớ chơi vơi
Anh giận dỗi với nỗi buồn da diết
Vì không có em để anh ôm riết
Chợt nhận ra mình yêu quá lắm thôi
Anh biết rằng em còn việc xa xôi
Nhưng anh nhớ làm sao tả siết
Nụ hôn đầu mang nỗi lòng tha thiết
Yêu em rồi yêu lắm lắm người ơi!
Văn Cường.

NỖI NIỀM
Chiều ngồi buồn nên tìm thơ viết vội
Để nỗi niềm không nhoà với gió sương.

Đi Bình Hưng lại nhớ về Lý Sơn
Nơi tuổi thơ đắm mình trong cát trắng
Cùng lũ trẻ da đen hắt nắng
Tung tăng vui đùa, cùng sóng biển mênh mông.

Biển quê mình đẹp lắm khi hừng đông
Như thể thiếu nữ trăng tròn đầy sức sống
Làm thao thức bao nhiều chàng say đắm
Bước chân đến rồi, nhưng không muốn rời xa.

Tuổi thơ qua rồi giờ xuôi ngược bôn ba
Cơm với áo gạo tiền thao thức mãi
Sài Gòn ơi!cũng”con sóng chiều hối hả”
Nhưng không yên bình như sóng của quê xưa.

Sài Gòn chiều những giọt mưa lưa thưa
Như giấc mơ trưa mộng mị thời xưa ấy
Thời của những đêm trăng, xây đài cát trắng
Để mơ về, mơ về, giấc mơ xa…
Văn Cường.

Qua rồi dĩ vãng em tôi.
(Tặng người em)
Anh biết em buồn vì những chuyện đã qua
Anh phải làm sao để em không buồn nữa
Những câu chuyện xưa thôi, hãy đóng cửa
Để ánh trăng gầy thôi thổn thức đêm mưa
Gió ngoài hiên vẫn rì rào lưa thưa
Cho kể đến sa u ôm nỗi lòng trăng trở
Gío miên man cứ cồn cào trong hơi thở
Để mây buồn ,hờn gió thẩn thờ trôi
Nắng hãy về để sưởi ấm em tôi
Mưa hãy xua tan những lớp bụi trần , em tôi vướng
Hãy tắm em tôi bằng ánh hòa quang rực rỡ.
Cho tôi không còn ngồi đếm những giọt mưa rơi..
Văn Cường.

TÌNH BUỒN.
TÌNH NHƯ CHIẾC LÁ THU RƠI RỤNG.
VƯƠN VÃI ĐÂU ĐÂY NHỮNG THÁNG NGÀY.
DÒNG SÔNG TRỐNG VẮNG ĐÒ ĐÂU THẤY.
LẶNG THẦM LƠ ĐÃNG THẨN THỜ TRÔI.

TÌNH ĐẾN BÊN AI RỒI XA XÔI.
TÌNH SAO TRỐN CHẠY TRONG VỘI VÃ
ĐỂ CƠN GIÓ CHIỀU BUỒN CUỐI HẠ
KHÓC ÁNH TRĂNG TÀN NGẬM NGÙI XA.

EM ĐÃ LẶNG THẦM ĐỂ MÌNH TA.
BÂNG KHUÂNG NHẶT LÁ, LÒNG TRỐNG VẮNG
TÌNH ĐẾN TÌNH ĐI TÌNH VẮNG LẶNG
THƠ BUỒN THƠ NHỚ THẪN THỜ TRÔI.
Văn Cường.

NHÀ ANH NHÂM (08/2014)

Posted in Uncategorized on 29/08/2014 by ktstruongvancuong

Phối cảnh ngoại thất

1.PC MD

2.PC GOC

3. PCTTPhối cảnh nội thất tầng 3:

1  3 5 6

Phòng khách:

 

 

01 1 2 3 4 5

 

 

 

Phòng bếp:

   5b 6b 7b 8b

Phối cảnh nội thất tầng 4

MBTANG2 MC TANG22 TANG 2 6 TANG 35

Phòng ngủ cha mẹ:

 

nt1 PC 4 pc2 pc3

Phòng con trai:

 

 

NC1 NC2 NC3 nc5:

NHÀ ANH NHÂM (08/2014)

Posted in Uncategorized on 29/08/2014 by ktstruongvancuong

Phối cảnh ngoại thất1.PC MD

2.PC GOC

3. PCTTPhối cảnh nội thất tầng 3:

1  3 5 6

Phòng khách:

 

 

01 1 2 3 4 5

 

 

 

Phòng bếp:

   5b 6b 7b 8b

Phối cảnh nội thất tầng 4

MBTANG2 MC TANG22 TANG 2 6 TANG 35

Phòng ngủ cha mẹ:

 

nt1 PC 4 pc2 pc3

Phòng con trai:

 

 

NC1 NC2 NC3 nc5:

Tập thơ tình (Văn Cường)

Posted in Uncategorized on 29/08/2014 by ktstruongvancuong

tho-tinh-sai-gon.jpg.aspx copy
ANH SẼ LÀ NGƯỜI THƯƠNG CỦA EM.
Anh sẽ mãi là người thương của em
Là chỗ dựa để những khi em buồn tủi
Anh là áng mây chiều rông rủi
Đến bên em và tắm mát lòng em

Khi nào buồn em hãy mở thơ xem
Em sẽ thấy nỗi lòng anh trong đó
Tình đôi ta như giọt sương nho nhỏ
Len vào hồn thổn thức những chiều mưa

Sông Sài Gòn vỗ nhẹ sống lưa thưa
Như giấc mơ trưa mộng mị tình ta đó
Em nghe chăng nỗi lòng gởi vào gió
Mong ước xa xôi hạnh phúc những chiều buông.
Văn Cường

thumb_249

VÌ SAO LẠC NHAU ?
Anh biết rằng Anh đã yêu em
Yêu say nắng từ ngày đầu gặp gỡ
Nhưng cuộc đời là những khúc tình lỡ
Yêu đơn phương để rồi mãi tơ vương.

Tình em trao anh sao quá du dương
Để ánh nắng nhạt nhòa trong đêm vắng
Anh lạc bước trong đêm dài thức trắng
Ôm nỗi lòng trăn trở với đêm mưa.

Dáng em gầy tóc xõa nắng lưa thưa
Cho anh ôm đôi vòng tay nhỏ bé
Thời gian trôi mà tình Anh mãi thế
Gió heo may trái tim trẻ hao gầy.
Văn Cường

images (5)

LẶNG THẦM
Em lặng thầm cho mùa thu héo úa
Con sóng buồn, thờ thẩn giữa dòng sông
Tình đến rồi, sao lúc có, lúc không
Như cơn mưa lâm râm, chiều cuối hạ
Ta đưa tay hứng, giọt mưa chiều vội vã
Ôm Vào lòng để nỗi nhớ lâng lâng
Tình đời như con sóng phân vân
Cứ trôi mãi, trôi mãi trong cuộc đời vô định
Thôi thì hãy để yêu đương ta, trôi theo dòng chảy
Rồi sẽ về với nỗi nhớ yêu thương…
Văn Cường

penguin-couple-beach[1]

GHEN
Tại ghen đó nên trong lòng nỗi sóng
Con sóng tình giận dỗi với yêu thương
Nhắn tin đi rồi lòng đợi cứ vấn vương
Em lặng lẽ ầm thầm không tin báo.

Để con sóng tình trong lòng anh nổi bão
Vùi dập anh với nỗi nhớ iu em
Điện thoại gập rồi anh lại mở ra xem
Nhưng đâu thấy, tin em chưa thấy.

Nhớ với nhung giận hờn là vậy
Yêu với thương, ghen trách hờn nhau
Thôi thì cứ để trong lòng chôn sâu
Nếu yêu thương sẽ tự lòng hiểu.
Văn Cường

tinhyeu_love

GỞI EM.
Thứ 7 hôm rồi anh gởi nhớ vào mưa
Em có nghe chăng lời thì thầm xao xuyến
Những giọt mưa rơi làm bụi buồn tan biến
Kết yêu thương, nhắn hộ, em giùm anh.

Mưa vẫn cứ rơi bầu trời thì trong xanh
Để nỗi nhớ, thu vào lòng da diết
Mưa hạt bụi thì thầm tha thiết
Cho tiếng yêu thương khép nép tơ vương

Lâu lắm rồi mới cảm nhận yêu thương
Đôi chân run run đôi tay dò nỗi nhớ
Ước gì Anh và Em cùng chung nhịp thở
Để vạn nẻo đường ta sánh bước bên nhau.
Văn Cường

tho-che-tinh-yeu-hai-huoc-2014-02-10

GỞI NGƯỜI TÔI THƯƠNG.
Đừng buồn nhé, em ơi đừng buồn nhé
Đừng trách hờn nhau để gió thêm sầu
Anh vui gì khi nhìn em nỗi đau
Lòng tan nát giữa bốn bề cô quạnh.
Em em ơi! trời mưa rồi sẽ tạnh
Đừng trách lòng, để gió cuốn niềm đau
Chiếc lá thu, đầu mùa sẽ vơi sầu
Cho nỗi nhớ, đừng trách hờn nhau nữa
Mọi thứ đến tự nhiên, đừng mơ và đừng hứa.
Đừng để buồn tìm đậu nơi mắt em
Anh cũng như em thao thức nhiều đêm
Lòng trĩu nặng trách hờn cho tạo hóa
Anh ước gì tất cả được xóa
Để được yêu em như anh đã từng mơ.
Văn Cường

images (4)

Nhớ em
Em lặng thầm để nỗi nhớ chơi vơi
Anh giận dỗi với nỗi buồn da diết
Vì không có em để anh ôm riết
Chợt nhận ra mình yêu quá lắm thôi
Anh biết rằng em còn việc xa xôi
Nhưng anh nhớ làm sao tả siết
Nụ hôn đầu mang nỗi lòng tha thiết
Yêu em rồi yêu lắm lắm người ơi!
Văn Cường

loveis

Qua rồi dĩ vãng em tôi.
Anh biết em buồn vì những chuyện đã qua
Anh phải làm sao để em không buồn nữa
Những câu chuyện xưa thôi, hãy đóng cửa
Để ánh trăng gầy thôi thổn thức đêm mưa
Gió ngoài hiên vẫn rì rào lưa thưa
Cho kể đến sa u ôm nỗi lòng trăng trở
Gío miên man cứ cồn cào trong hơi thở
Để mây buồn ,hờn gió thẩn thờ trôi
Nắng hãy về để sưởi ấm em tôi
Mưa hãy xua tan những lớp bụi trần , em tôi vướng
Hãy tắm em tôi bằng ánh hòa quang rực rỡ.
Cho tôi không còn ngồi đếm những giọt mưa rơi..
Văn Cường

images (3)

TÌNH BUỒN.
TÌNH NHƯ CHIẾC LÁ THU RƠI RỤNG.
VƯƠN VÃI ĐÂU ĐÂY NHỮNG THÁNG NGÀY.
DÒNG SÔNG TRỐNG VẮNG ĐÒ ĐÂU THẤY.
LẶNG THẦM LƠ ĐÃNG THẨN THỜ TRÔI.

TÌNH ĐẾN BÊN AI RỒI XA XÔI.
TÌNH SAO TRỐN CHẠY TRONG VỘI VÃ
ĐỂ CƠN GIÓ CHIỀU BUỒN CUỐI HẠ
KHÓC ÁNH TRĂNG TÀN NGẬM NGÙI XA.

EM ĐÃ LẶNG THẦM ĐỂ MÌNH TA.
BÂNG KHUÂNG NHẶT LÁ, LÒNG TRỐNG VẮNG
TÌNH ĐẾN TÌNH ĐI TÌNH VẮNG LẶNG
THƠ BUỒN THƠ NHỚ THẪN THỜ TRÔI.

Noi-nho-trong-mua3
Văn Cường

CỘI NGUỒN ƠI!

Posted in Uncategorized on 25/08/2014 by ktstruongvancuong

Nhịp thời gian cứ trôi, cứ trôi xô đẩy con người ta vào với vòng xoay cuộc sống, cuộc sống bon chen bào mòn đi nỗi nhớ…nhưng nó không bao giờ xóa được ký ức cội nguồn cũng như những kỹ niệm thời ấu thơ, thời của những đêm dài thức trắng cùng đám bạn ngồi bên biển ôm đàn ca hát, thời của những ngày dài theo cha bắt cá, bước chân trần bé nhỏ in hằn trên cát trắng rồi từng đợt sóng vô tình xóa nhòa đi… nhưng dấu chân trong ký ức thì không bao giờ phai.

Đôi lúc hãy để thời gian dừng lại, lắng nghe những ca khúc về quê hương mình, lắng đọc, và hãy để ký ức quay trở lại thời xa xưa, hãy nghe tiếng gió rì rào lưa thưa xào xạc qua kẽ lá… tiếng sóng biển dạt dào như lời ru của mẹ hay tiếng thì thầm của biển như tiếng dương cầm trong đêm, hãy lắng nghe bước chân của con dã tràng vẫn miệt mài se cát…tiếng thì thầm trong đêm…đưa ta về với nối nhớ niềm thương nơi miền quê đầy nắng và gió.
“Ta về một chiều Lý Sơn, bờ vai muối còn vương nồng, nghe biển chiều dâng khát khao, để nắng bên đồi xôn xao, ta về chiều nghe biển hát, hát câu ai đợi chờ ai…!”

Đợi chờ ai? Chờ đợi những người anh em dòng tộc xa xôi nơi mọi miền đất nước, vì cuộc sống và mở rộng biên cương mà ông cha ta từ đất liền xa xôi căng buồm để ra với mảnh đất đầy nắng và gió này, trong các vị tiền hiền này có một vị là người họ Trương, thời gian cứ trôi như nhịp đời của bao thế hệ rồi cũng đến rồi đi… Nhưng nỗi niềm và trăn trở về quê cha đất tổ thì vẫn là một câu hỏi? và người họ Trương Lý Sơn cũng như những người họ Trương Miền Nam nói chung, vẫn hình dung và tin rằng trong thời gian mở rộng bờ cõi Đất Việt người họ Trương xa xưa cũng đã không ngại khó khăn để đến với mọi miền đất nước, dẫu biết rằng xa cách không dễ gì gặp lại, nhưng niềm tin dòng tộc và tinh thần yêu nước thì luôn mãi trong tim.
Kts.Trương Văn Cường.

Bài học cuộc sống từ lá thư cựu thủ tướng Đài Loan gửi con

Posted in Học về cuộc sống on 01/07/2014 by ktstruongvancuong

Sun Yun-suan là một nhà kinh tế, chính trị Đài Loan. Lá thư ông gửi con trai chia sẻ những bài học từ trải nghiệm thực tế, được lan truyền vì ý nghĩa sâu sắc.

Ông Sun là Bộ trưởng Bộ kinh tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm người đứng đầu chính quyền Đài Loan từ năm 1978 đến 1984. Tháng 2/1984, ông bị đột quỵ do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2/2006, ông qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi. Ngoài các tác phẩm về kinh tế, chính trị, người ta quan tâm đến một bức thư ông để lại cho các con của mình. Lá thư giản dị, chân thành là những bài học cuộc sống ông muốn gửi gắm đến các con. Dưới đây là nội dung lá thư đầy ý nghĩa, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và lan truyền trên nhiều trang mạng xã hội, diễn đàn thời gian qua:

Con trai yêu quý,

Cuộc sống luôn có cả phước lành lẫn tai họa và không ai biết mình có thể sống được bao lâu, vì thế có những điều nói ngay bây giờ tốt hơn để sau.

Bố là bố của con và nếu bố không nói với con những điều này, sẽ không ai nói cả. Đây là những lời đúc kết của bố từ nhiều năm trải nghiệm, qua những thất bại, đắng cay trong bôn ba cuộc đời. Bố hy vọng con sẽ không lặp lại những sai lầm bố từng mắc:

thu-tuong1-9514-1404186776.jpg

Ông Sun Yun-suan và vợ lúc sinh thời. Ảnh:Mag.udn.com.

1. Trên đường đời, con sẽ gặp những người đối xử tệ với mình. Đừng để tâm. Không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con, trừ bố mẹ. Đối với những người đối xử tử tế với con, hãy trân trọng và biết ơn. Nhưng cũng hãy đề phòng họ. Họ có thể đối tốt với con vì mục đích nào đó. Hãy tìm hiểu động cơ thực sự. Đừng vội kết luận một người là tốt chỉ đơn giản vì họ ưu ái con.

2. Không ai là không thể thay thế. Không có thứ gì trên thế giới này con phải bám chặt lấy hay cố sở hữu bằng mọi giá. Nếu con hiểu điều này, thì về sau, dù mất bất cứ điều gì trong đời, con vẫn có thể đứng vững.

3. Cuộc đời rất ngắn ngủi. Đừng phí thời gian và năng lượng vào những người, việc, thứ không cần thiết. Nếu con làm vậy, sau này con sẽ nhận ra rằng con đã lãng phí tất cả những ngày tháng qua.

Nhận ra điều này càng sớm, con càng tận hưởng được cuộc sống nhiều hơn. Hãy luôn trân trọng và tận hưởng cuộc sống. Điều đó tốt hơn nhiều so với việc cố gắng kéo dài tuổi thọ.

4. Không có gì trên thế giới là mãi mãi, kể cả tình yêu. Tình cảm có thể thay đổi theo thời gian. Nếu một ngày nào đó con mất đi người con từng yêu tha thiết, hãy nhẫn nại. Đừng cố níu kéo những gì đã mất hay phóng đại cảm xúc của mình. Thời gian sẽ làm dịu nỗi đau. Thời gian sẽ hàn gắn tất cả.

5. Không phải tất cả những người thành công đều học hành đến nơi đến chốn nhưng điều này không có nghĩa là con có thể bỏ bê việc học của mình. Kiến thức con có được là tài sản lớn nhất của con.

Con có thể thay đổi từ tay trắng lên anh tài và biến không thành có. Chúng ta không thể làm được những điều này nếu không có kiến thức, kỹ năng. Hãy nhớ kỹ.

6. Bố không mong đợi con sẽ chăm lo cho bố khi bố về già. Cũng vậy, bố không có trách nhiệm phải bao bọc con khi con đã trưởng thành. Nhiệm vụ của bố được coi là đã hoàn thành khi con lớn lên và trở thành một người độc lập.

Con có thể đi xe bus hay lái xe Benz đắt tiền. Tương tự, con có thể ăn mì gói hay bào ngư. Lựa chọn đó thực sự do con.

7. Con có thể hứa hẹn với mọi người nhưng con không được phép yêu cầu họ cam kết với con. Con có thể đối xử tốt với người ta nhưng đừng hy vọng họ đáp lại con như vậy. Con đối xử với họ như thế nào không có nghĩa là họ phải đối lại với con như thế ấy. Nếu con không thể nhìn thấu điều này, về sau con sẽ chỉ có thêm nhiều đau khổ, thất vọng.

8. Rất nhiều người mua vé số suốt nhiều năm nhưng cuối cùng họ vẫn trắng tay, nghèo đói. Để thành công hay giàu có, con đều phải nỗ lực hết mình. Có một điều đơn giản cần nhớ là: Trên thế giới này không có gì miễn phí.

9. Chúng ta ở bên nhau như một gia đình chỉ trong cuộc đời này thôi, dù con thích hay không. Vì thế, hãy trân trọng và nâng niu khi chúng ta bên nhau, chia sẻ, gắn bó. Dù muốn hay không, chúng ta sẽ không thể gặp nhau ở kiếp sau.

Cuối cùng, có một lưu ý nhỏ cha muốn chia sẻ với con: Hãy đền đáp lòng tốt của cha mẹ, chăm sóc cho sức khỏe và trạng thái cân bằng của bản thân. Ăn uống điều độ, trò chuyện ôn hòa. Trẻ nhỏ cần được dạy bảo. Đau ốm cần phải chữa trị. Các mối quan hệ cần phải nuôi dưỡng, sống hướng tới sự hoàn thiện.

(Theo Tumblr.com)

Tự Sự

Posted in Tình yêu và cuộc sống on 27/06/2014 by ktstruongvancuong

30 rồi mà mãi cứ trắng tay Ta lạc bước trong muôn ngàn khổ ải Giấc mơ xưa lạc dòng không bến đổ Danh phận không bờ ngậm ngùi với gió sươngẢnh Trách cho đời hay trách với trời thương Nắng hạ thu sang đời ta vẫn thế Vẫn sớm chiều nghe tiếng lòng khe khẽ Mong ước trời cao cất cánh với chim sao. Sài gòn chiều buồn 26.06.2014

Relax. thử làm ca sỹ

Posted in Tình yêu và cuộc sống on 30/05/2014 by ktstruongvancuong

IMG_3582 IMG_3581 IMG_3580

Chiến tranh VN: Hình ảnh vô giá về cuộc sống hai bên vĩ tuyến 17

Posted in Uncategorized on 29/04/2014 by ktstruongvancuong

 

– Buổi biểu diễn quân nhạc bên bờ Bắc, người dân lấp hố bom lấy đất canh tác, biểu ngữ chống Mỹ dọc bờ sông… là những hình ảnh chân thực về cuộc sống tại vĩ tuyến 17.

Cầu Hiền Lương, bắc qua sông Bến Hải, nằm ở vĩ tuyến 17 (hay còn được gọi là khu phi quân sự DMZ), là biểu tượng cho sự chia cắt đất nước trong chiến tranh chống Mỹ.

Đây là giới tuyến quân sự tạm thời được lập ra theo Hiệp định Geneva năm 1954, phân cách giữa hai miền Nam – Bắc Việt Nam. Bờ phía Bắc của cầu là khu vực tập trung quân sự của quân đội Việt Nam, bên còn lại là của quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Ban đầu, giới tuyến này chỉ có giá trị trong 2 năm cho tới cuộc tổng tuyển cử, tuy nhiên, trên thực tế, nó đã trở thành ranh giới ngăn cách đất nước trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Dưới đây là một số hình ảnh về quang cảnh và cuộc sống tại khu vực giới tuyến này.

Toàn cảnh cầu Hiền Lương và sông Bến Hải chụp từ bờ bắc vào tháng 9/1959.
Toàn cảnh cầu Hiền Lương và sông Bến Hải chụp từ bờ bắc vào tháng 9/1959.
Cổng chào được xây bằng bê tông kiên cố bên phía bờ Bắc.

Cổng chào kiên cố bên phía bờ Bắc

Đoàn Quân nhạc biểu diễn ở bờ bắc cầu Hiền Lương. Ảnh chụp ngày 20/7/1964.

Đoàn Quân nhạc biểu diễn ở bờ bắc cầu Hiền Lương. Ảnh chụp ngày 20/7/1964.

Đàn trâu tha thẩn bên bờ Bắc

Đàn trâu nhởn nha bên bờ Bắc

1966

Một công trình của quân đội Việt Nam nằm sát phía bờ Bắc. Ảnh chụp năm 1966

Người dân bên bờ bắc sông Bến Hải đi qua một biểu ngữ bày tỏ khát khao và quyết tâm thống nhất đất nước, nối liền 2 miền Nam- Bắc đang bị chia cắt.

Người dân bên bờ bắc sông Bến Hải đi qua một biểu ngữ thể hiện sự tin tưởng và quyết tâm thống nhất đất nước, nối liền 2 miền Nam-Bắc đang bị chia cắt.

Những biểu ngữ này này đối trọi với hàng loạt các biểu ngữ kêu gọi ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm, bôi nhọ miền Bắc được lực lượng thân Mỹ dựng lên ở bờ bên kia giới tuyến.

Một biểu ngữ khác nằm sát bờ bắc sông Bến Hải, đằng sau là ruộng đồng của người dân.

Một biểu ngữ bày tỏ sự căm phẫn đối với Đế quốc Mỹ xâm lược.

Một biểu ngữ bày tỏ sự căm phẫn đối với Đế quốc Mỹ xâm lược, chia cắt đất nước.

Những người dân tại một ngôi làng gần vĩ tuyến 17 lấp đầy các hố bom để lấy đất canh tác.

Những người dân tại một ngôi làng gần vĩ tuyến 17 lấp đầy các hố bom để lấy đất canh tác. Ảnh chụp cuối những năm 1960.

Lực lượng Việt Nam Cộng hòa nhiều lần tìm cách dựng cột cờ của mình cao hơn cột cờ của quân đội Việt Nam nhưng không thành. Lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam luôn tung bay trên bầu trời một cách hiên ngang, bất chấp kẻ thù 5 lần 7 lượt tìm cách bắn phá.

Lực lượng Việt Nam Cộng hòa nhiều lần tìm cách dựng cột cờ của mình cao hơn cột cờ của quân đội Việt Nam nhưng không thành. Lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam luôn tung bay trên bầu trời một cách hiên ngang, bất chấp kẻ thù 5 lần 7 lượt tìm cách bắn phá.

 

Những người lính của 2 bên đứng canh gác trên cầu Hiền Lương, cách nhau bởi một vạch sơn trắng, rộng chừng 1cm, ở giữa cầu, dùng làm ranh giới.

Lực lượng của 2 bên đứng canh gác trên cầu Hiền Lương, cách nhau bởi một vạch sơn trắng, rộng chừng 1cm, ở giữa cầu, dùng làm ranh giới.

Lực lượng canh gác, tuần tra của Việt Nam Cộng hòa ở bờ Nam. Ảnh chụp năm 1966.

Lực lượng canh gác, tuần tra của Việt Nam Cộng hòa ở bờ Nam. Ảnh chụp năm 1966.

Đoàn xe của Ủy ban Kiểm soát Quốc tế trong một lần giám sát khu vực DMZ. Ảnh chụp tháng 2/1965. Theo hiệp định Geneva, tổ chức này được giao nhiệm vụ theo dõi nhằm đảm bảo không có bất cứ động thái quân sự nào từ một trong 2 phía xảy ra tại khu DMZ này.

Đoàn xe của Ủy ban Kiểm soát Quốc tế trong một lần đi tuần tra cầu Hiền Lương. Ảnh chụp tháng 2/1965 từ phía bờ Nam. Theo hiệp định Geneva, tổ chức này được giao nhiệm vụ theo dõi nhằm đảm bảo không có bất cứ động thái quân sự nào từ một trong 2 phía xảy ra tại khu DMZ này.

Loa phóng thanh chửi nhau giữa hai miền Nam-Bắc tại sông Bến Hải, nơi Vĩ tuyến 17 chia đôi đất nước từ ngày 20-7-1954 đến 30-4-1975. Ảnh chụp tháng 3/1965.

Một trong những cụm loa phóng thanh đặt dọc bờ sông Bến Hải. Ảnh chụp năm 1965.

Con đường dẫn ra cầu Hiền Lương. Ảnh chụp năm 1966.

Con đường dẫn ra cầu Hiền Lương. Ảnh chụp năm 1966.

Binh sĩ VNCH ra tăng cường phòng thủ vùng giới tuyến

Bên phía Việt Nam Cộng tăng cường một lượng lớn binh lính đến khu vực vĩ tuyến. Ảnh chụp năm 1966.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa cùng vũ khí hạng nặng tập kết gần khu DMZ, nhiều lần khiêu khích tại giới tuyến.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa cùng vũ khí hạng nặng tập kết gần khu DMZ, nhiều lần khiêu khích tại giới tuyến.

Trại lính miền Nam gần vùng giới tuyến thuộc tỉnh Quảng Trị. 1966

Một trại lính VNCH nằm ở phía bờ Nam, gần giới tuyến. Ảnh chụp năm 1966.

-st-

Bài viết mình đăng trên báo VIETNAMNET “Phong thủy là gì”

Posted in Uncategorized on 07/04/2014 by ktstruongvancuong

Bài này mình viết sau khi đọc những tâm sự của những người dân, phân vân bối rối về Phong Thủy. bài viết được VIETNAMNET đăng tải trong mục VLAND đời sống các bạn giành chút thời gian đọc cho vui..http://batdongsan.vietnamnet.vn/fms/noi-that-nha-viet/99064/phong-thuy-la-gi-.html

Qua rồi dĩ vãng em tôi.

Posted in Uncategorized on 24/03/2014 by ktstruongvancuong

A biết em buồn vì những chuyện đã qua

A phải làm sao để em không buồn nữa

Những câu chuyện xưa thôi, hãy đóng cửa

Để ánh trăng gầy thôi thổn thức đêm mưa

sunshine1

Gió ngoài hiên vẫn rì rào lưa thư

a

Để tim buồn ôm nỗi lòng trăng trở

Gío miên man cứ cồn cào trong hơi thở

Để mây buồn ,hờn gió thẩn thờ trôi

Nắng hãy về để sưởi ấm em tôi

Mưa hãy xua tan những lớp bụi trần , em tôi vướng

Hãy tắm em tôi bằng ánh hòa quang rực rỡ.

Cho tôi không còn ngồi đếm những giọt mưa rơi..

Tặng người em.

Tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Posted in Lịch sử on 27/02/2014 by ktstruongvancuong

download

*  Người Việt cổ phương Nam có chủng tính riêng, khác với người Hán phương Bắc
*  Đất nước Việt Nam thống nhất, bất khả phân.  Dân tộc Việt Nam đa số thuần nhất về tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán và cùng tự hào về một nền văn hiến rực rỡ lâu đời.

Tổng quát

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cổ, có thể đã xuất hiện rất sớm (theo truyền thuyết, vua Kinh Dương Vương trị vì từ năm 2879 trước TL, như vậy đã có dân sinh sống trước thời gian này). Việt Nam là một nước thống nhất, mặc dù có những cuộc nội chiến chia cắt đất nước thành những vùng tranh chấp (nhưng người Việt Nam không hề coi những vùng phân chia tranh chấp này là những “nước” riêng biệt), như thời nhà Ngô (939-965) chuyển sang đời nhà Đinh (968-980) có loạn 12 sứ quân, chia nước thành 12 vùng tranh chấp (945-967), thời Trịnh Mạc phân tranh (hay Nam Bắc Triều – 1527-1592) các vùng tranh chấp thay đổi. Năm 1627 họ Trịnh và họ Nguyễn phân tranh, chia ra Đàng Trong và Đàng Ngoài (lấy sông Gianh làm ranh giới) và sau chót  thời chiến tranh Nam Bắc (1954-1975) lấy sông Bến Hải làm ranh giới.

Nước Việt Nam tuy có nhiều sắc dân sinh sống (54 sắc dân), nhưng dân tộc Việt (người Kinh) chiếm đa số (87%), 53 sắc dân còn lại chỉ là dân tộc thiểu số (13%).
Tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, chính là sự tìm hiểu về gốc tích của dân tộc Việt chiếm đa số này.

Dân tộc Lạc Việt và Âu Việt: Theo Hậu Hán Thư, Địa lý chí, chép rằng: ” Từ Giao Chỉ đến Cối Kê trên bảy tám nghìn dặm, người Bách Việt  ở xen nhau, đều có chủng tính” (có phong tục tập quán riêng khác với người Hán). Sách Lộ Sử của La Tất đời Tống đã kê khai một số tộc Việt, trong đó có Việt Thường, Lạc Việt, Âu Việt…trong nhóm Bách Việt (Đào Duy Anh – Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời – in 2005 – tr. 20 – 21). Theo Lê Tắc trong “An Nam Chí Lược – in 2002 – tr. 70” thì những người Giao Chỉ và người Bách Việt có tục vẽ mình, bơi lội và chèo đò giỏi, để đầu trần, đi chân đất, ngồi xếp bằng tròn hoặc ngồi xổm, ưa ăn dưa mắm, tiếp khách thì đãi trầu cau (con trai vẽ mình, con gái nhuộm răng đen, mặc váy, áo tả nhậm)…Những phong tục này khác hẳn với phong tục người Hán (gọi chung là người Tàu = Chinese).

Theo Nguyễn Hiến Lê (Sử Trung Quốc – in 2003 – tr. 32 – 33), nước Tàu xưa kia chia làm 2 miền khí hậu khác nhau: Miền Bắc từ sông Dương Tử về phía Bắc (các nước Tần, Tấn, Tề, Vệ, Lỗ, Tống), khí hậu lạnh lẽo, đất khô cằn, nhiều đồng cỏ, dân sống về du mục (chăn bò, cửu, dê, trồng lúa mì, kê và nông phẩm chịu khô hạn). Miền Nam từ sông Dương Tử về phía Nam (Giang Nam, Lĩnh Nam…gồm các nước Sở, Ngô, Việt … Bách Việt, Lạc Việt, Âu Việt…), khí hậu ấm áp (càng về phía Nam càng nóng và ẩm), cây cối xanh tốt, nhiều núi đồi, song rạch, mưa nhiều nên dân ở đây trồng lúa nước, đánh cá và nuôi gia súc… Do khí hậu và phong thổ khác nhau, cách ăn mặc khác nhau (y phục khác nhau), phong tục tập quán người Việt và người Tàu cũng khác nhau. Do vậy, những thuyết cho rằng nguồn gốc người Việt là do người Tàu di cư xuống miền Nam mà thành là không có căn cứ.

Theo truyền thuyết, vua Hùng thứ nhất lập ra nước Văn Lang chia làm 15 bộ, gồm có dân tộc Lạc Việt là chính, đóng đô ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên), tướng Văn là Lạc Hầu, tướng võ là Lạc Tướng, con trai là Quan Lang, con gái là Mị Nương, các quan nhỏ là Bồ Chính. Quyền chính trị cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua Hùng truyền đến đời Hùng Vương thứ 18 thì bị Thục Phán đánh bại. Thục Phán lên làm vua xưng là An Dương Vương (257-207 tr. TL), đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê ( nay là tỉnh Phúc An), xây thành Cổ Loa, trị vì được 50 năm thì mất nước.

Như vậy Lạc Việt là dân tộc Việt Nam thời thượng cổ.

Nguồn gốc người Việt Nam

Theo Trần Trọng Kim (Việt Nam Sử Lược – in 1971 – tr. 5) nói về gốc tích người Việt Nam, đã nêu lên ý kiến của những nhà nghiên cứu người Pháp, cho rằng người Việt Nam và người Thái đều ở miền núi Tây Tạng xuống. Người Việt Nam theo sông Hồng Hà xuống phía đông nam lập ra nước Việt Nam và người Thái theo sông Mê Kông xuống lập ra nước Tiêm La (Thái Lan).  Một thuyết khác cho rằng ngày xưa nước Tàu có giống Tam Miêu ở. Sau giống Hán tộc (người Tàu bây giờ) ở phía tây bắc đến đánh đuổi người Tam Miêu đi, chiếm giữ lấy vùng sông Hoàng Hà, lập ra nước Tàu. Người Tam Miêu phải lẩn núp vào rừng hay xuống miền Việt Nam bây giờ.Cả hai giả thuyết này đều không nêu ra được chứng cớ rõ rệt nên không thể thuyết phục. Chính học giả Trần Trọng Kim cũng đã bác bỏ 2 giả thuyết này.

Ta thử xét qua 3 giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt theo sách “Địa Lý VN”  của tác giả Nguyễn Khắc Ngữ & Phạm Đình Tiếu (in trước 1975 – tr. 118-121):

1- Thuyết Con Rồng Cháu Tiên :

Truyền thuyết kể rằng Đế Minh là cháu 3 đời vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam, lấy bà Vụ Tiên (giống Tiên) sinh ra Lộc Tục được làm vua phương Nam, tức Kinh Dương Vương (Đế Nghi là con trưởng làm vua phương Bắc). Vua Kinh Dương Vương lấy bà Long Nữ (giống Rồng), con gái chúa Động Đình Hồ, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân (là con Rồng, cháu Tiên  –  theo họ mẹ và bà ngoại, vì thời đó theo chế độ mẫu hệ). Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra một trăm con, 50 con theo mẹ lên rừng (phía Quảng Tây và Bắc Việt Nam ngày nay), 50 con xuống biển Nam Hải (tức vùng Quảng Đông – kinh đô là Phiên Ngung).

Nhận định về thuyết này ta thấy có nhiều điểm mang tính thần thoại, nhất là về thời gian không rõ rệt. Hơn nữa, thuyết này nói rất mơ hồ về tình trạng Đế Nghi làm vua phương Bắc là vua những nước nào? Có phải nước Tàu ngày nay không? Hay chỉ làm vua ở phía Nam sông Dương Tử của nước Tàu thời bấy giờ (như nước Sở, Ngô, Việt?) nhưng là phương Bắc đối với Động Đình Hồ? Lại nữa, cháu ba đời vua Thần Nông là Thần Nông nào? Truyền thuyết Trung Hoa cũng nhận Thần Nông là những ông vua đầu tiên của họ, tức Tam Hoàng, Ngũ Đế? Thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” chỉ nói về nguồn gốc các vị vua đầu tiên của nước Việt cổ (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, các vị vua Hùng), mà không đề cập đến nguồn gốc dân tộc Việt (Lạc Việt). Làm vua một nước đương nhiên phải có dân.
Mặc dù vậy, về một vài địa danh như Động Đình Hồ, Ngũ Lĩnh, Nam Hải…là có thật.

2- Thuyết Bách Việt :

Do học giả người Pháp (ông Aurrousseau) nêu ra, cho rằng người Việt là con cháu của nước Việt (nước Việt – Câu Tiễn) miền Chiết Giang bên Tàu, từ thế kỷ thứ VI tr. CN. Đến thế kỷ thứ V, Việt Vương Câu Tiễn mở rộng đất đai về phía Bắc đến tận Giang Tô và Sơn Đông. Sau Câu Tiễn mất, con cháu không giữ được đất, đến thế kỷ thứ IV thì phải rút về đất cũ ở Chiết Giang. Năm 333 tr. CN, nước Việt bị nước Sở chiếm, người Việt phải bỏ chạy về phía Nam, tập hợp thành nhiều bộ lạc, gọi là Bách Việt. Nhận định về thuyết này, việc thành lập giống dân Bách Việt được giải thích khá hợp lý. Tuy nhiên không giải thích được tình trạng dân cư đã có sẵn ở Quảng Đông, Quảng Tây (đất Bách Việt) và Bắc Việt Nam trước khi giống Việt (của nước Việt Câu Tiễn) tràn xuống phía Nam.

3- Thuyết thứ 3 căn cứ vào “Nhân chủng học”:

a- Đào sâu dưới đất ở Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Sơn –  kiếm thấy sọ người rồi mang so sánh, thấy ở lớp sâu nhất là sọ các giống da đen (Négritos), Mélanésiens, và Úc – Australlens.

b- Đào lớp đất thứ nhì, ít sâu hơn thấy sọ các sắc dân di cư đến gồm dân Indonésiens.

c- Loại thứ ba gồm giống đến sau nữa là giống Mông Cổ.

d- Loại thứ tư là là sọ lai các giống nói trên.

Ngoài ra, xét về ngôn ngữ, tiếng Việt đơn âm, giống tiếng Mường, Thượng Tây Nguyên, Chàm và Indonesiens.

Về văn minh (vẽ mình, nhuộm răng, theo chế độ mẫu hệ)  là nền văn minh Hải Đảo từ Mã Đảo (Madagascar) đến miền Bắc Nhật Bản.

Thuyết này kết luận, giống dân đầu tiên trên dải đất ta (?) là giống da đen Négritos, Mélanésiens và Úc. Sau đó có giống Indonésiens ở phía Nam tiến lên và giống Mông Cổ từ phía Bắc tràn xuống. “Các sắc dân này đồng hóa với nhau tạo thành giống Việt Nam chúng ta ngày nay” (?).

Nhận định về thuyết này, theo thiển ý thấy có vẻ khoa học và đáng tin cậy. Tuy nhiên, việc khảo cứu (đào đất tìm sọ) chỉ giới hạn ở một số địa điểm (như ở các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Sơn – đa số ở vùng cao – rồi mang suy diễn ra cho toàn vùng Bắc và Trung Việt ngày nay, e rằng còn nhiều thiếu sót? Hơn nữa, chỉ đào sới ở đất Bắc Việt rồi mặc nhiên kết luận đó là nước ta (?) thời thượng cổ, có vẻ khiên cưỡng chăng? Ta sẽ tự hỏi, thế còn vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây thì sao?  Theo cổ sử và sách địa lý Trung Quốc  đều xác nhận vùng này thời thượng cổ đã có giống Việt ở, mang cùng chủng tính (vẽ mình, nhuộm răng, ăn trầu…), khác với giống dân phương Bắc nước Tàu sinh sống rồi? Tại các Hải Đảo như Mã Đảo Madagascar) có cuộc đào sới tìm sọ người và nghiên cứu tương tự hay không? Biết đâu dân ở Hải Đảo chính là dân ở đất liền (vùng Nam Hải – Quảng Đông hoặc Bắc Việt) đã đến đó ở từ trước, sau đó mới trở lại đất liền?  Như vậy việc nghiên cứu cần phải được thực hiện rộng rãi hơn nữa, chưa thể vội kết luận người Việt Nam là một giống “tạp chủng” (lai tùm lum từ nhiều sắc dân đến cư ngụ, kể cả da đen, Mông Cổ, Indonésien, Úc…).

Kết luận

Đã đành, dân tộc nước nào cũng không thể tránh được sự giao giống nhiều đời của nhiều dân tộc khác nhau sống chung trên cùng một mảnh đất. Nói cách khác, hiếm có dân tộc nào thuần chủng đến 100% cả? Tuy nhiên, từ thời thượng cổ, mỗi giống dân đều có một số đặc điểm phân biệt với dân tộc khác, nghĩa là có một chủng tính cá biệt của dân tộc. Thí dụ người Việt Nam ngày nay rất hãnh diện về một số đặc điểm như tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, có tiếng nói riêng và phong tục tập quán riêng, không thể lẫn lộn với người Tàu, người da đen, người Úc Châu, Mông Cổ  hay bất cứ sắc dân nào trên thế giới. Người Việt Nam là … người Việt Nam thuộc giống Lạc Việt, nhận Tiên Rồng là những hình ảnh oai hùng cao đẹp của những vị vua đầu tiên (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, mười tám đời vua Hùng). Nhân đây cũng xin nói thêm ý nghĩa “Con Rồng Cháu Tiên” không có nghĩa là các vị vua Lạc Long Quân hay bà Âu Cơ trực tiếp sinh ra dân tộc Việt Nam, tương tự chúng ta vẫn thường nhận là “con cháu Bà Trưng, Bà Triệu”. Đó chỉ là những vị vua đầu tiên, đã dẫn dắt dân tộc Lạc Việt tức dân tộc Việt Nam ngày nay đến chỗ quang vinh, không bị người Tàu đồng hóa như nhiều dân tộc khác.

Tổ Tiên chúng ta thật oai hùng, bất khuất, mặc dù phải sống tiếp cận với nhà cầm quyền “Đại Hán” hàng ngàn năm và bị cai trị hàng ngàn năm khác bởi các Triều đình Phong Kiến phương Bắc đầy tham vọng “bá quyền” và tham lam tàn ác như ta thấy trong lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay, nhưng các Ngài vẫn dẫn dắt dân tộc Việt đứng vững riêng một cõi phương Nam, không bị đồng hóa thành người Tàu. Đó là niềm hãnh diện và biết ơn sâu xa của  chúng ta vậy.

 -st-

Tỷ phú Li Ka-Shing bày cách mua nhà, tậu xe trong 5 năm

Posted in Uncategorized on 20/02/2014 by ktstruongvancuong
Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng), người giàu nhất châu Á – Li Ka-Shing khuyên rằng hãy chia số tiền này làm 5 phần – chi tiêu hàng ngày, kết giao bạn bè, học tập, du lịch và đầu tư.

Ông trùm bất động sản Li Ka-Shing (Hong Kong, Trung Quốc) hiện là tỷ phú giàu nhất châu Á với số tài sản 29,1 tỷ USD, theo Bloomberg. Xuất thân là trẻ mồ côi, ông đã tự mày mò kinh doanh để nắm trong tay hai đế chế – Cheung Kong và Hutchison Whampoa, đồng thời tham gia nhiều lĩnh vực từ cảng biển, dầu khí, đến bán lẻ, truyền thông đến bất động sản.

Mới đây, website khởi nghiệp e27 đăng tải bài viết của Li Ka-Shing, trong đó ông chia sẻ bí quyết cải thiện cuộc sống trong 5 năm.

Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng), hãy chia số tiền này làm 5 phần. 

Khoản đầu tiên – 600 NDT – dùng để chi trả cuộc sống hàng ngày. Nếu muốn sống đơn giản, bạn chỉ có thể tiêu dưới 20 NDT mỗi ngày. Hãy ăn mì (hoặc bún, miến), một quả trứng và một cốc sữa vào buổi sáng. Trưa thì ăn snack với hoa quả thôi. Còn tối hãy tự nấu tại nhà, rồi uống sữa trước khi đi ngủ. Chi phí ăn uống cả tháng của bạn sẽ chỉ tốn khoảng 500-600 NDT. Khi còn trẻ, cơ thể của bạn sẽ không có quá nhiều vấn đề nếu sống thế này vài năm.

Li-ka-shing-3468-1392806455.jpg

Li Ka-shing khuyên rằng nên chia thu nhập hàng tháng làm 5 phần. Ảnh: Next Shark

Khoản thứ hai – 400 NDT – để kết giao bạn bè, mở rộng các mối quan hệ. Việc này rất có lợi cho bạn. Tiền điện thoại có thể mất khoảng 100 NDT mỗi tháng. Bên cạnh đó, bạn có thể đãi bạn bè 2 bữa một tháng, hết khoảng 300 NDT. Hãy chọn những người hiểu biết, giàu hơn bạn hoặc có thể giúp bạn trong công việc. Sau một năm, các mối quan hệ này sẽ mang lại những giá trị rất to lớn cho bạn. Danh tiếng, tầm ảnh hưởng và giá trị gia tăng của bạn sẽ được công nhận.

Khoản thứ ba – 300 NDT – để học tập. Mỗi tháng, hãy dành ra 50-100 NDT để mua sách. Vì bạn không có nhiều tiền, hãy cố gắng nâng cao kiến thức. Khi mua sách, hãy đọc cẩn thận và rút ra những bài học và chiến lược trong đó. Sau khi đọc, hãy tự kể lại bằng ngôn ngữ của mình, sau đó chia sẻ với người khác để nâng cao uy tín và mối quan hệ. Bạn cũng nên dành 200 NDT mỗi tháng tham gia các khóa học để bồi dưỡng kiến thức và gặp gỡ những người cùng chí hướng.

Khoản thứ 4 – 200 NDT – tiết kiệm để đi du lịch nước ngoài. Hãy tự thưởng cho mình bằng các chuyến du lịch ít nhất mỗi năm một lần để nâng cao kinh nghiệm cuộc sống. Hãy ở những nhà trọ dành cho giới trẻ (youth hostel) để tiết kiệm chi phí. Trong vài năm, bạn có thể đến nhiều quốc gia, tích lũy nhiều kinh nghiệm. Hãy dùng chúng để “sạc đầy” bản thân, giúp mình có động lực trong công việc.

Khoản cuối cùng – 500 NDT – dùng để đầu tư. Đầu tiên, cứ gửi ở ngân hàng và tích lũy dần dần, coi đó là vốn khởi nghiệp của bạn. Sau đó, bạn có thể mở công ty hay cửa hàng. Hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ cho an toàn, đến các hãng bán buôn và tìm kiếm thứ gì khả dĩ để bán. Vì kể cả nếu thua lỗ, bạn cũng không mất nhiều tiền. Còn ngược lại, khi bắt đầu kiếm được, bạn sẽ tự tin hơn và học được cả tá kinh nghiệm mới về kinh doanh. Khi đã kiếm kha khá, bạn có thể nghĩ đến các chiến lược đầu tư dài hạn để có bệ đỡ tài chính vững chắc cho bản thân và gia đình.

Sang năm thứ hai, nếu lương của bạn vẫn là 2.000 NDT, bạn nên cảm thấy xấu hổ vì vẫn chưa phát triển được bản thân. Còn nếu lên 3.000 NDT, bạn sẽ vẫn phải làm việc thật chăm chỉ. Hãy tìm một công việc làm thêm, tốt nhất là nhân viên kinh doanh.

Việc này tương đối khó, nhưng là cách nhanh nhất giúp bạn nắm được nghệ thuật bán hàng. Tất cả các doanh nhân thành đạt đều từng là nhân viên bán hàng xuất sắc. Đây cũng là cơ hội giúp bạn gặp được những người có giá trị với mình về sau. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được học cái gì nên và không nên bán. Hãy dùng sự nhạy bén về thị trường của mình làm nền tảng cho công ty tương lai.

Trong thời gian này, cố gắng mua ít quần áo và giày dép thôi. Bạn có thể thoải mái shopping khi đã giàu. Còn bây giờ, hãy tiết kiệm. Chỉ mua những món quà nho nhỏ cho những người bạn quan tâm và chia sẻ với họ về những kế hoạch, giấc mơ của bạn.

Hãy cố gắng làm thêm bất kỳ lúc nào có cơ hội. Việc này sẽ mài giũa ý chí và kỹ năng cho bạn, giúp bạn tiến gần mục tiêu tài chính. Đến năm thứ hai, thu nhập của bạn nên tăng lên ít nhất 5.000 NDT, tối thiểu cũng phải là 3.000 NDT. Nếu không, bạn sẽ chẳng theo kịp tốc độ lạm phát đâu.

Bất kể bạn kiếm được bao nhiêu tiền, hãy luôn nhớ chia chúng làm 5 phần. Hãy khiến bản thân mình trở nên có ích. Tăng cường đầu tư vào các mối quan hệ, kiến thức, kinh nghiệm sẽ giúp bạn cải thiện thu nhập. Khi đã có nhiều tiền, bạn sẽ lại cải thiện được chất lượng cuộc sống, có cơ hội kết bạn nhiều hơn, tham gia những khóa học chuyên sâu hơn và tiếp cận những dự án, cơ hội lớn hơn. Dần dần, bạn sẽ hiện thực hóa được giấc mơ mua nhà, ôtô và chuẩn bị tương lai tốt đẹp hơn cho con cái.

Cuộc sống, sự nghiệp và hạnh phúc hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn. Hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ. Khi bạn nghèo, hãy ở nhà ít thôi và ra ngoài nhiều hơn. Còn khi đã giàu rồi, hãy làm ngược lại. Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền cho người khác, còn giàu rồi thì hãy chi cho mình. Đây là nghệ thuật sống.

Bên cạnh đó, khi nghèo khó, hãy đối xử tốt với mọi người, đừng tính toán. Còn khi đã giàu rồi, hãy học cách để người khác đối tốt với bạn. Khi còn nghèo, hãy quăng mình ra ngoài và để người khác tận dụng bạn thật tốt. Nhưng khi giàu có, hãy bảo vệ mình, đừng để người khác lợi dụng. Đây là điều rất ít người hiểu được.

Có một lý thuyết nổi tiếng từ Harvard thế này: Số phận của mọi người được quyết định bởi việc anh ta làm gì khi rảnh rỗi, lúc 8h-10h tối. Hãy dùng khoảng thời gian này để học tập, suy nghĩ và tham gia vào các bài giảng hay buổi thảo luận có ích. Chỉ cần kiên trì vài năm, thành công sẽ tìm đến bạn.

 -st-

Tam Hạp (Tam Hợp) – Tứ Hành Xung là gì? Nguyên tắc tính cụ thể?

Posted in Phong thuỷ on 17/02/2014 by ktstruongvancuong

Thông thường người này hạp tuổi người kia hoặc người này kỵ tuổi này người kia kỵ tuổi kia v.v… dựa trên 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi gọi là Tam Hạp và Tứ Hành Xung

Theo cách hình học thì nếu như đem 12 con giáp này chia đều nhau trên một hình tròn thứ tự như dưới thì tà sẽ có 4 tam giác cân và 3 hình chữ thập:

Ảnh 

Trong đó 4 tam giác cân được tượng trưng cho 4 bộ Tam-Hạp: các tuổi cách nhau 4, 8, 12, 16, 20, … tuổi

* Tỵ – Dậu – Sửu (tạo thành Kim cuộc)
* Thân – Tý – Thìn (tạo thành Thủy cuộc)
* Dần – Ngọ – Tuất
* Hợi – Mẹo – Mùi (tạo thành Mộc cuộc)

Và 3 hình chữ thập tượng trưng cho 3 bộ Tứ-Hành-Xung: các tuổi cách nhau 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21 …. tuổi

* Dần – Thân – Tỵ – Hợi
* Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
* Tý – Ngọ – Mẹo – Dậu

Mỗi cụm tứ xung , nếu xét kỹ sẽ thấy:

1 – Tý và Ngọ khắc kị , chống đôi nhau mạnh. Còn Mẹo và Dậu cũng vậy. Nhưng Tý và Mẹo hay Dậu chỉ xung nhau chớ không khắc mạnh. Ngọ với Mẹo hay Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế.

2 – Thìn khắc chế và kị Tuất. Sửu khắc chế Mùi. Còn Thìn chỉ xung với Sửu, Mùi. Tuất chỉ xung với Sửu và Mùi.

3 – Dần khắc chế Thân. Tỵ khắc chế Hợi. Dần xung với Hợi . Thân cũng vậy .

Ngoài ra lưu ý Tứ hành xung lục hại (tuổi khắc):

1 – Mùi – Tý gặp nhau lắm tai họa

2 – Ngọ – Sửu đối sợ không may

3 – Tỵ – Dần tương hội thêm đau đớn

4 – Thân – Hợi xuyên nhau thật đắng cay

5 – Mão – Thìn gặp nhau càng khổ não

6 – Dậu – Tuất nọ trông lắm bi ai

Thuyết âm dương ngũ hành

Âm dương:

Âm dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà thuộc tính của mọi hiên tượng mọi sự vật, trong toàn thể vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.

Âm dương là hai mặt đối lập: Mâu thuẫn – Thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, cùng triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm, ngược lại trong âm có mầm mống của dương. Trong tất cả các yếu tố không gian, thời gian, vật chất ý thức đều có âm dương. Âm dương không những thể hiện trong thế giới hữu hình kể cả vi mô và vĩ mô mà còn thể hiện cả trong thế giới vô hình, hay gọi là thế giới tâm linh như tư duy, cảm giác, tâm hồn …từ hiện tượng đến bản thể..

Ngũ hành:

Có 5 hành: Hoả (lửa), Thổ (Đất), Kim (Kim loại), Thuỷ (nước, chất lỏng). Mộc (cây cỏ). Theo quan niệm cổ xưa thì mọi vật chất trong vũ trụ đầu tiên do 5 hành đó tạo nên.

Ngũ hành có quy luật sinh, khắc chế hoá lẫn nhau. Để bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ chúng tôi xin trình bày luật tương sinh, tương khắc dưới dạng mấy câu ca dao sau:

Ngũ hành sinh:

Ngũ hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên:

Nhờ nước cây xanh mới mọc lên (Thuỷ sinh mộc- màu xanh)

Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh hoả- màu đỏ)

Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hoả sinh thổ: Màu vàng)

Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)

Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh thuỷ- màu đen)

Ngũ hành tương khắc:

Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)

Đất đắp đê cao ngăn lũ nước (Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)

Nước dội nhanh nhiều tắt lửa ngay (Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)

Lửa lò nung chảy đồng, chì, thép (Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)

Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).

Ngũ hành chế hoá:

Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là: mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.

Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc

Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả

Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ

Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim

Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ

Nếu có hiên tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến hoá khác thường. luật chế hoá duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.

-st-

 

So do Ngu hanh

TRẬN THẮNG ĐẦU TIÊN CHỐNG GIẶC PHƯƠNG BẮC CỦA VỊ VUA ĐẦU TIÊN VIỆT NAM (THỤC PHÁN AN DƯƠNG VƯƠNG)

Posted in Lịch sử on 17/02/2014 by ktstruongvancuong

Trong những trận chiến đánh lại giặc phương Bắc của quân và dân ta, trận chiến do Thục Phán (ông tự xưng là vua năm 257 trước công nguyên, hiệu An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê, nay là vùng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) lãnh đạo đánh bại quân Tần có

ý nghĩa vô cùng quan trọng.Ảnh

Theo chép lại của sử sách, sau khi thống trị toàn Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng mở những cuộc chiến tranh bành trướng quy mô lớn xuống phía nam Trường Giang thôn tính các tộc người Việt (Bách Việt). Năm 214 trước công nguyên, quân Tần tiến vào vùng cư trú của người Âu Việt và Lạc Việt. Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư dẫn 50 vạn quân xâm lấn nước ta ở vùng Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông. Số quân này được chia làm 5 đạo.

Khi đó, Thục Phán trở thành một thủ lĩnh đứng lên chống Tần.

Quân và dân ta kiên trì cuộc kháng chiến chống quân Tần với cách đánh theo kiểu “vườn không nhà trống” và chiến tranh du kích, ban ngày thì lẩn tránh vào rừng, ban đêm mới tập kích, phục kích. Sách Hoài Nam Tử có viết: “Lúc đó, người Việt đều vào rừng ở với cầm thú, không ai chịu để quân Tần bắt”, và “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần” .

Cuộc chiến chống Tần của người Việt diễn ra trong nhiều năm. Quân Tần tổ chức tấn công tiêu diệt không hiệu quả, dần dần lương thực bị tuyệt và thiếu, muốn tiến hay lui đều bị người Việt bủa vây đánh úp.

Hễ chúng truy kích liền vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân ta. Trong cuộc chiến này, ngoài công lao của Thục Phán, nhiều chuyên gia sử học đánh giá, việc đánh bại quân Tần xâm lược có phần rất lớn từ công lao của nhân dân Văn Lang.

Quân Tần vừa thiếu thốn lương thực vừa bị tiêu hao lực lượng lâm vào cảnh “tiến không được thoái cũng không xong”. Nhìn thấy thời cơ đã đến, Thục Phán cho quân đánh tập kích bất ngờ và dùng cung nỏ chống lại quân Tần, làm tổn thất nhiều binh lính của Đồ Thư.

Thảm cảnh của quân giặc đã được sử sách chép lại như sau: Đóng binh ở đất vô dụng… tiến không được, thoái không xong. Đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết trông nhau”.

Quân Tần bị thua nặng, chết quá nửa quân số, Đồ Thư bị giết. SáchHoài Nam tử mô tả về tình cảnh của giặc: “Thây phơi máu chảy hàng mấy chục vạn người”.

Đây là thắng lợi oanh liệt đầu tiên của cả dân tộc ta chống lại họa xâm lược của phong kiến phương Bắc. Bằng cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, nền độc lập mới sơ khai của nước ta đã được giữ gìn và củng cố. Sau chiến thắng, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự.

 -ST-

Ngày tam nương là ngày gì?

Posted in Uncategorized on 03/01/2014 by ktstruongvancuong

Ngày tam nương là ngày gì?

Người ta hay nói ngày xấu là ngày tam nương. Tam nương nghĩa là gì?

Ngày tam nương (tam nương nhật 三娘) theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc là những ngày rất xấu. Do đó, mỗi khi khởi sự làm một việc quan trọng (như khai trương, xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa hay cất nhà, v.v…) để khỏi chuốc lấy thất bại, phải tránh khởi sự vào các ngày tam nương, gồm sáu ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, và 27 trong mỗi tháng âm lịch.

Tam nương là “ba người đàn bà”. Theo dân gian Trung Quốc, tam nương gồm ba nàng Muội Hỉ 妺喜, Đát Kỷ 妲己, và Bao Tự 褒姒. Hầu hết sách sử Trung Quốc đều kết tội ba giai nhân tuyệt sắc này là nguyên nhân làm sụp đổ ba triều đại Hạ, Thương, Tây Chu vào trước Công nguyên (TCN). Các sử gia đều phỏng chừng ba sự kiện “tan nhà đổ nước” này lần lượt xảy ra trong các năm như sau:

1. Muội Hỉ mê hoặc vua Kiệt 桀 (tức Lý Quý 履癸, cai trị ? – 1600 TCN), làm sụp đổ nhà Hạ 夏 (khoảng 2100 TCN – 1600 TCN).

2. Đát Kỷ (người Việt quen gọi Đắc Kỷ) mê hoặc vua Trụ 紂 (tức Đế Tân 帝辛, cai trị khoảng 1154 TCN – 1066 TCN), làm sụp đổ nhà Thương 商 (khoảng 1600 TCN – 1066 TCN). Huyền thoại đề quyết nàng Đát Kỷ là con cáo cái thành tinh (hồ ly tinh), có phép hóa ra mỹ nhân.

3. Bao Tự (?-771 TCN) mê hoặc vua U 幽 (tức Cơ Cung Niết 姬宮涅, cai trị 781 TCN – 771 TCN), làm sụp đổ nhà Tây Chu 西周 (khoảng 1066 TCN – 771 TCN).

Vua U chưa bao giờ thấy nàng cười, ra lệnh ai làm nàng cười sẽ được thưởng ngàn lạng vàng. Nhà thơ Lý Bạch viết: “Mỹ nhân nhất tiếu hoán thiên kim” (Ngàn vàng đổi lấy một nụ cười người đẹp). Nàng thích nghe tiếng lụa bị xé, vua U cho xé lụa ngày đêm để nàng vui, thậm chí còn cho đốt lửa trên các hỏa đài để đánh lừa các chư hầu đem quân về cứu Thiên tử nhà Chu (vua U). Bao Tự đứng trên lầu cao, nhìn cảnh chư hầu mắc lỡm, cười ngặt nghẽo (xem minh họa đính kèm). Hậu quả, khi bị quân Khuyển Nhung vây khổn nguy ngập, vua U cho đốt lửa trên hỏa đài thì các chư hầu không thèm về cứu vì đinh ninh là trò lừa bịp cốt làm vui lòng người đẹp.

Theo dân gian Trung Quốc, ngày tam nương là ngày ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ, Bao Tự được đưa vào nội cung của ba ông vua bị mang tiếng là rất hiếu sắc, tham dâm, bạo ngược vô đạo nói trên. Nhưng vì sao chỉ có ba nàng mà lại kể ra sáu ngày nhập cung? Ngày nào liên quan tới nàng nào? Xưa nay chẳng thấy ai giải thích!

Dù hoang đường nhưng tín ngưỡng dân gian lâu đời này đã truyền từ Trung Quốc sang Việt Nam, ảnh hưởng tới không ít quần chúng xưa nay. Thiếu cơ sở khoa học, thiếu bằng chứng xác thực, nhưng thói thường vẫn cho rằng “có kiêng có lành”!

(Source: Blog thánh thất Bàu Sen)

Bí mật cái chết của Lý Tiểu Long và con trai

Posted in Uncategorized on 19/11/2013 by ktstruongvancuong

 


ĐÔI NÉT VỀ LÝ TIỂU LONG.
– Tên thật Lý Chấn Phan, sinh ngày 20/11/1940 tại San Francisco, Mỹ.
– Kết hôn năm 1964. Anh có hai đứa con, con trai Lý Quốc Hào ( chết trong lúc đóng phim ) và con gái Lý Hương Ngưng, diễn viên phim hành động; vợ là Linda, người Mỹ.
– Phim tiêu biểu: Thanh Phong hiệp (1964), Đường sơn đại huynh (1971), Tinh võ môn (1972), Mãnh long quá giang (1972).
– Người sáng lập “Triệt quyền đạo”
CÔNG PHU CỦA LÝ TIỂU LONG THẬT THIÊN BIẾN VẠN HÓA.

Nói thực anh đã vận dụng nhiều điểm mạnh của các môn phái và đưa vào chiến đấu rất hiệu quả – như thề thủ và cách nhún chân của anh ta có thể thất trong Taekwondo, còn đòn tay khi tiếp cận địch thủ thi anh triển khai các kiểu kỹ thuật “đấm bốc” rất hiệu quả. 
Nếu ta chú ý một số phim của anh đóng (thực tế là anh đóng các cảnh phim rất thật) thì thấy anh rất ít đỡ chủ yếu là né trách và phản đòn ngay, đây cũng là nguyên tắc phổ biến của đấm bốc 
Lý Tiểu Long tự hại mình
Trong thời kỳ khó khăn bên Hoa Kỳ, lúc đó Lý tiểu Long là một thanh niên đầy tham vọng, anh nghiên cứu võ học với mục đích trong sáng và muốn đem tinh túy của Võ học Trung Hoa cho cả thế giới biết đến. Trong giờ phút thăng hoa đó anh đã dẫn dần hình thành được luận thuyết của mình trong võ học và đưa đến một triết lý là Triệt Quyền Đạo

Để phục vụ cho Điện ảnh Lý Tiểu Long lao vào nghiên cứu nhiều loại võ công Boxe, Karate,Takwando.. những võ công này thi triển thì đúng là mang lại hiệu quả điện ảnh tuyệt vời nhưng thực tế nó lại làm cho anh xao nhãng những nghiên cứu và phát triển “nội” trong Vĩng Xuân mà anh trước đó đã lĩnh hội.. 
Để nhận ra điều này các bạn chỉ cần nhìn vào cơ thể cơ bắp của Lý Tiểu Long thì biết (một sư phụ Vĩnh Xuân cơ thể rất mềm dẻo và không có cơ nhiều do chủ yếu tập trung nội khí) TRong thời gian này cũng là thời gian anh tìm kiếm những cách tập khác nhau để để tăng khả năng của con người ( đặc biệt với cách tập cho dòng điện cao thế chạy qua người) những cách tập này có lẽ cũng phần nào đem lại hậu quả không tốt cho Lý Tiểu Long.
Cái Chết Của Lý Tiểu Long

Người ta nói xế trưa ngày 20-7-1973, Raymond Show và anh hẹn gặp nhau tại nhà nữ tài tử Đinh Phối để thảo luận về cuốn phim mới. Cuộc trao đổi kéo dài cho đến chiều, Raymond Show mời cả Lý và Đinh Phối cùng đi ăn tối. Đến nhà hàng đợi hoài không thấy, Raymond Show gọi điện về nhà thì Đinh Phối cho biết Lý Tiểu Long kêu nhức đầu nên cô đã cho uống một viên thuốc cảm nhẹ, rồi anh ấy ngủ li bì đến nay vẫn chưa dậy. Raymond Show vội quay về, gọi xe cấp cứu đưa anh vào bệnh viện nhưng không kịp nữa, Lý đã chết trên đường đi.
Có phải anh chết vì đã không theo nguyên tắc cổ xưa của võ thuất Trung Quốc? điều này rất có thể nhưng lại là điều ít người nhắc đến
Môn võ đầu tiên cũng là căn bản của Lý Tiểu Long là Vĩnh Xuân, do được cơ duyên nên anh được sự truyền thụ những bí truyền của Vĩnh Xuân và nếu xếp vai vế tại thời điểm Lý Tiểu Long sang Mỹ du học thì anh cũng được xếp trong những hàng cao thủ của Vĩnh Xuân
Lý Tử Long là một người tương đối ngạo mạn, anh thường tỏ thái độ coi thường đối với 1 số võ sư ở HongKong, tất nhiên điều này làm cho các võ sư này thêu dệt nhiều chuyện không hay về anh.. họ đưa ra tin đồn Lý Tiểu Long coi thường võ thuật chân truyền Trung Quốc và không những thế còn đả kích những triết lý võ thuật khác kể cả Vĩnh Xuân
Sau đây là một giai thoại mà ít người biết đến:

Trong thời điểm vinh quan trong sự nghiệp điện ảnh của mình Lý Tiểu Long được Truyền hình Hongkong mời tham gia 1 diễn đàn gặp gỡ bao gồm nhiều võ sư nổi tiếng ở Hongkong, ngoài ra trong diễn đàn còn có đại diện của môn phái Thiếu Lâm ở Lục Địa Trung Quốc. 
Trong diễn đàn này Lý Tiểu Long đã thực sự làm bẽ mặt giới võ thuật Hongkong, ngay từ thời điểm đầu Lý Tử Long đã đến muộn và làm cho chương trình bị chễ.. trong quá trình hội đàm anh chàng họ Lý có vẻ không quan tâm đến những gì các võ sư khác nói và tỏ ra rất vô tâm. 
Đỉnh điểm của chương trình, người đại diện của Thiếu Lâm lục địa đứng ra chứng minh công phu của môn phái bằng cách đứng trước khán giả và mời các võ sư ở Hongkong đẩy mình ngã, việc tưởng như đơn giản nhưng không một võ sư nào ở Hongkong nào làm được việc này, khán giả lặng yên kinh ngạc trước công phu của vị sư phụ Thiếu Lâm từ lục địa, người dẫn chương trình cũng không nói được gì hơn.. đúng lúc đó Lý Tiểu Long từ từ đi từ một góc khuất tiến đến vị sư phụ kia, bằng 1 động tác rất linh hoạt vị sư phụ đã nằm đo đất… 
Tất nhiên sau đó tiếng tăm của Lý Tiểu Long nổi như cồn, các phim của anh chiếu ở Hongkong vé bán chạy khủng khiếp.., nhưng đó lại là một nỗi ô nhục cho giới võ thuật Hong kong lẫn Đại Lục, ngày thời điểm đó vị sự phụ xin phép rời khỏi trường quay và về thẳng Đại lục còn các vị Sư phụ ở Hongkong thì dặn dò đệ tủ của mình không được xem phim của Lý Tiểu Long
Nhưng thực sự thời điểm này chỉ là giọt nước tràn ly, trong thời điểm mở lò võ ở Mỹ anh đã phải chấp nhận rất nhiều lời thách đầu nguyên nhân là anh nhận cả võ sinh không phải là người Trung Quốc (điều cấm kỵ của người Trung Hoa) .. mặc dù thắng nhiều trận nhưng đã có lần Lý Tử Long phải nằm liệt giường. Trong thời gian này anh đã đưa ra lý thuyết về “Triệt Quyền Đạo” nổi tiếng trong võ học hiện đại..
Trong quá trình nghiên cưu võ học, anh đã cảm thấy sự hạn chế của một số nguyên tắc cũ của võ học và tìm cách phá bỏ nó: trong quá trình này anh đã nghiên cứu rất nhiều môn phái khác như Karate, taekwondo thậm trí cả Boxing nữa … ngoài ra để tăng khả năng của bản thân Lý Tiểu Long đã thử nghiệm rất nhiều các thức tập luyện khác nhau thậm trí dùng luồng điện mạnh để thử phản ứng của cơ thể. Rất có thể trong thời gian này anh chàng họ Lý đã bị “Tàu hỏa nhập ma” và đây cũng là một giả thuyết nguyên nhân cái chết của anh…
Một lý do khác nữa là trước lúc chết, Lý Tiểu Long dường như đã biết cái chết đã gần đến với mình cho nên đã thực hiện bộ phim “Cái chết của lý Tiểu Long” 
Ngoài ra Lý Tiểu Long có rất nhiều lần suýt chết trong lúc làm phim..(dường như có ai muốn có tình muốn hại anh) việc này anh cũng viết trong nhật ký của mình và theo một số tờ báo của Hong kong lúc bấy giờ đã có một cuộc quyết đấu giữa Lý Tiểu Long và một cao thủ Thiếu Lâm khác… tất nhiên Lý Tiểu Long lại thắng nhưng anh cung dính nhiều độc thủ… đây có thể là nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh (chúng ta thường biết rằng võ thuật Trung Hoa rất uyên thâm, đôi khi dính đòn bị nội thương mấy tháng sau mới ‘hy sinh’ chứ không đi ngay.
Những tin đồn xung quanh cái chết của Lý Tiểu Long
Việc Lý Tiểu Long có tuyệt kỹ công phu bỗng lăn đùng ra chết khiến cả Hong Kong choáng váng. Người ta nhao nhao đi tìm nguyên nhân. Người thì nói do gây thù kết oán với băng nhóm mafia nên anh bị Hội Tam Hoàng thanh toán. 
Người khác nói do thành công của anh với hãng phim Gia Hòa đe dọa sự tồn tại của hãng phim Shaw Brothers nên Lý bị hãng này thuê sát thủ ra tay.
Người khác lại nói, bởi mười ngày trước anh đã có cuộc va chạm dữ dội với đạo diễn La Duy nên La Duy thuê người ám hại.
Rồi người khác nữa lại nói trong một cuộc tỉ thí ba tháng trước đó, anh bị một nhà sư chùa Thiếu Lâm điểm huyệt. Và vì anh chết trong phòng riêng của Đinh Phối nên nhiều người đoan chắc rằng anh chết vì “thượng mã phong”… Còn cánh bác sĩ cũng đành phải đầu hàng. Họ chỉ có thể giải thích cái chết của anh là “không rõ nguyên nhân”.
Cho đến nay vẫn chưa ai biết đích xác vì sao Lý Tiểu Long qua đời đột ngột. Nhưng nếu căn cứ vào cái chết của con trai anh 20 năm sau, e rằng Lý chết vì bị người ta đầu độc. Còn nếu căn cứ vào xác minh của bác sĩ, thì chắc chắn anh chết vì tẩu hoả nhập ma. Suy cho cùng, ít nhất cũng có một người biết đích xác cái chết của anh, đó là anh. Nhưng nay thì anh đã học được ngôn ngữ của sự thinh lặng.
Cái Chết Của Con Trai Lý Tiểu Long 

Lý Quốc Hào (李國豪, pinyin: Lǐ Guóháo) (1965-1993) là nam diễn viên điện ảnh người Mỹ gốc Hoa. Anh là con trai duy nhất của ngôi sao minh tinh về võ thuật Lý Tiểu Long. Anh mang một tên Mỹ là Brandon Lee. Anh bị một tai nạn do súng trong lúc đang diễn xuất bộ phim “The Crow” (Con Quạ) vào ngày 31 tháng 3 năm 1993.

Là con trai duy nhất của Lý Tiểu Long và Linda Cadwell, sinh ngày 1 tháng 2 năm 1965 tại Oakland, California, Hoa Kỳ. Anh tham gia điện ảnh từ khi 20 tuổi và đã đóng trong các bộ phim võ thuật:
The Crow, 1994 – của Eric Draven 
Rapid Fire, 1992 – Jake Lo 
Showdown in Little Tokyo, 1991 – Johnny Murata 
Laser Mission / Soldier of Fortune, 1990 – Michael Gold 
Ohara / Chương trình truyền hình nhiều tập, 1988 – Kenji 
Kung Fu:The Next Generation, 1987 – Johnny Caine 
Kung Fu:The Movie (1986) – Chung Wang 
Legacy of Rage (Long zai jiang hu), 1986 – Brandon Ma
Diễn biến cái chết
Phim “The Crow” được thực hiện tại Carolco Studios ở Wilmington thuộc miền Bắc bang California. Không ai biết được tại sao viên đạn bắn từ khẩu súng Mugnum .44 lại là đạn thật trong khi anh đang diễn cảnh bị bắn từ nòng súng này trong cự li 12-15 feet. Người cầm súng là diễn viên Michael Masse thủ vai Funboy. Chỉ có đúng 1 camera đặt ngay phía sau của Funboy nhằm thu lại nét đóng của Funboy.
Viên đạn đã tạo một lỗ thủng lớn ở khoang bụng của Lý.
Ngay khi bị bắn, Lý Quốc Hào đã ra dấu bằng tay nhưng mọi người lại tưởng rằng đó là phần của diễn xuất. Anh được chở cấp cứu đến trung tâm y tế ở Wilmington nhưng đã trễ. Anh qua đời lúc 1:30 chiều ngày 31 tháng 3, sau hơn 12 tiếng bị nạn.
Cái chết của anh được phân loại là “Gunshot wound” (GSW)
Anh được chôn bên cạnh mộ của cha mình là Lý Tiểu Long người cũng bị chết một cách bí ẩn vào ngày 20 tháng 7 năm 1973 khi Lý Tiểu Long mới 32 tuổi .
Phim The Crow được trình chiếu ngày 11 tháng 5 năm 1994 và đạt được doanh thu khổng lồ là hơn 50 triệu USD
Các giả thiết về cái chết

Sự trùng hợp kì quặc về cái chết của hai cha con trong vòng 20 năm đã gây ra nhiều đồn đoán:
Nhiều thương gia tin rằng anh là nạn nhân của một âm mưu liên quan tới kinh doanh phim ảnh. 
Có người cho rằng đó là định mệnh. Nhiều người tin rằng gia dình anh Hào dã bị một lời nguyền khi ông nội anh có mối bất hòa trong giới thương gia. 
Bác sĩ giảo nghiệm thông báo khi giải phẫu tìm thấy một đầu đạn 0.44 
Tuy nhiên, cảnh sát điều tra cho rằng nếu đó là viện đạn được bắn trực tiếp thì đầu đạn đã phải xuyên thủng người nạn nhân. Họ đưa ra 1 giả thuyết khác rằng đã có sẵn một viên đạn đã tháo ngòi nổ trong nòng súng và do sơ suất khi kiểm tra, nhân viên đã vô tình lắp thêm 1 viên đạn giả nữa. Chính viên đạn giả thứ hai này khi nổ đã tống đầu viên đạn thứ nhất bay khỏi nòng với vận tốc chậm hơn nhiều và do đó đầu đạn 0.44 mới không xuyên thủng người.
-st-

Kho báu bị yểm bùa ở Lý Sơn

Posted in Xã hội,quê hương và con người. on 07/11/2013 by ktstruongvancuong
Những dấu tích dù đã mai một ít nhiều theo thời gian, nhưng chuyện về kho báu bị yểm bùa của người Hời vẫn còn như mới trong tâm trí nhiều bậc cao niên ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

 Núi hòn Tươi, nơi được cho là có nhiều cua vàng - Ảnh: Lê Xuân Thọ
Núi hòn Tươi, nơi được cho là có nhiều cua vàng – Ảnh: Lê Xuân Thọ

Kho báu chôn cùng trinh nữ

Theo tài liệu của họ Bùi ở đảo Lý Sơn, vào năm Ất Tỵ (1545) niên hiệu Nguyên Hòa thứ 13, Bắc quân đô đốc Bùi Tá Hán theo phò Lê diệt Mạc với sứ mệnh vỗ yên biên trấn Quảng Nam. Ông nhận thấy để lấy được Quảng Nam từ tay quân Mạc chỉ có một con đường là chiếm đảo Lý Sơn trước để lập căn cứ, làm bàn đạp. Việc đạt thành, Bùi Tá Hán cho dân ra Lý Sơn sinh sống. Từ đó, người Hời (tức người Chăm) ở đảo dần dần bỏ vào đất liền.

Thời ấy, Lý Sơn có tên là cù lao Ré, do tập quán sinh sống và điều kiện làm ăn mà chia thành hai vùng, nay là hai xã An Vĩnh và An Hải. Xã An Hải do có điều kiện thuận lợi hơn nên người Hời tập trung nhiều ở đó, điều này được thể hiện rõ qua các di tích còn đến bây giờ, cũng như một số kết quả khảo sát, nghiên cứu từ các nhà khảo cổ học. Hơn nữa, trong số các “truyền kỳ” về kho báu của người Hời trên đảo Lý Sơn, thì xã An Hải có nhiều câu chuyện và rõ nét hơn cả. Dân gian lưu truyền rằng người Hời có rất nhiều của cải, nhất là vàng. Khi rời đảo để vào đất liền, họ không thể mang hết tài sản theo nên để lại trên đảo. Tránh bị trộm mất, người Hời đã yểm bùa số vàng này.

Ông Ngô Văn Tùy (55 tuổi, ở xã An Hải), người được nghe khá nhiều chuyện này, kể lại những câu chuyện đã thành giai thoại, hư hư thực thực: “Trước khi người Hời rời đảo, toàn bộ số vàng đều được họ hóa phép. Để làm phép, họ chôn theo một trinh nữ vừa tròn 18 tuổi, tay trinh nữ này cầm một con dao nhỏ. Sau đó làm dấu bằng cách trồng một cây da (còn gọi là cây sợp). Một điều khá đặc biệt là, cây da này được tính toán rất kỹ, để mấy chục năm sau, khi trở lại, họ chỉ việc đo bóng cây vào một khung giờ đã tiên liệu rồi đào ngay vị trí đó là đúng nơi cất giấu vàng”.

Cũng theo ông Tùy, người dân trên đảo dù biết khu vực cất giấu vàng nhưng không thể nào tìm được. Họ đồn nhau rằng nhiều người cố đốn hạ những cây da làm dấu để tìm vàng thì thấy từ vết thương của cây chảy ra máu. Còn những kẻ động tay, động chân chắc chắn sẽ bị bệnh tật hoặc bất đắc kỳ tử. Ông Tùy cho biết khoảng 15 năm trở về trước, thỉnh thoảng thấy người Hời ra đảo trong vai người bán thuốc dạo. Sau khi họ về lại đất liền, thì có một vài cây da bị chết khô không rõ nguyên nhân. “Chúng tôi nghi rằng họ ra đảo lấy lại tài sản của mình, đó là nơi các cây da bị chết”, ông Tùy nghi hoặc.

Bắt gà vàng

Trong dân gian Lý Sơn giờ vẫn còn lưu truyền những câu chuyện được thêu dệt ly kỳ. Chẳng hạn, số vàng được yểm, trong thời gian chờ chủ nhân đến lấy lại, hóa thành nhiều con vật, chủ yếu là cua vàng và gà vàng… Cua vàng xuất hiện nhiều tại xã An Vĩnh, ở những gò đá, mồ cũ và nhiều nhất là dưới chân núi hòn Tươi, nằm cạnh núi Giếng Tiền. Người ta kháo nhau rằng, muốn bắt được cua vàng phải dùng quần áo màu đen, càng dơ bẩn càng tốt, nhất là quần của phụ nữ vào kỳ kinh nguyệt. Người ta còn đồn rằng, thỉnh thoảng lại thấy ngựa vàng chiều chiều phi nước kiệu từ núi hòn Tươi sang núi Giếng Tiền.

Ông Phạm Thoại Tuyền (63 tuổi, ở thôn Đông, xã An Vĩnh), người được xem là “nhà Lý Sơn học” của đảo Lý Sơn, xác nhận những chuyện trên ông cũng có nghe kể lại và cho rằng, đó là những câu chuyện về kho báu của người Hời. Ly kỳ hơn hết là chuyện bắt gà vàng của người dân thôn Tây (xã An Hải). Điểm nóng của câu chuyện là khu dân cư sống quanh đền thờ Thiên Y A Na, cụ thể là ở giếng nước và miếu Con Bò bên cạnh. Ông Ngô Văn Tùy cho biết hơn 5 năm về trước còn nghe người dân trong vùng nói thấy gà vàng xuất hiện. Đó là một đàn gà gồm 1 mẹ và 5 con, sau này, một con gà con đã bị bắt. Gà vàng thường xuất hiện từ 0 đến 4 giờ, khi theo đàn, lúc riêng lẻ. Khi thấy người, gà vàng vẫn thong thả kiếm ăn, đến khi người lại gần thì chạy biến mất.

Miếu Con Bò nay chỉ còn một đống đổ nát - Ảnh: Lê Xuân Thọ
Miếu Con Bò nay chỉ còn một đống đổ nát – Ảnh: Lê Xuân Thọ

“Tuy gà vàng nhìn rất sáng nhưng người mắt yếu lại không thể nhìn thấy, đấy là một đốm sáng vàng và có hình dạng rất giống gà ta, khi gà di chuyển làm sáng cả một vùng. Nhiều người đã bỏ nhiều công sức để theo dõi, vây bắt gà vàng nhưng đến nay chỉ có một người thành công. Đó là một người đàn ông tên Thu, quê ở Bình Sơn (Quảng Ngãi) ra đảo công tác”, ông Tùy kể như thật.

Theo ông Tùy, nghe kể rằng khi được gà vàng thì ông Thu nhanh chóng bỏ về quê sinh sống, gia đình khá lên từ đấy. Nhưng có một lần, chiếc xe chở vải (ông Thu buôn bán vải) bị bốc cháy, ông may mắn thoát chết, còn toàn bộ xe vải bị cháy rụi. Lúc này ông Thu mới chợt nhớ tới “lời hứa” của mình nên đã tức tốc ra lại đảo Lý Sơn, mua một con heo để cúng. Từ đó ông làm ăn dần ổn định và khấm khá trở lại, tiếc là không còn ai biết rõ địa chỉ hiện tại của ông Thu.

Theo bao Thanh Nien

Bắt được gà vàng là chuyện thật ?

Kỳ lạ là khi trao đổi với chúng tôi về chuyện gà vàng, ông Nguyễn Dự, Chủ tịch HĐND xã An Hải, nói như đinh đóng cột: “Câu chuyện gà vàng xuất hiện, rồi người ta rình bắt gà vàng là có thật”. Ông Dự cũng khẳng định rằng chuyện ông Thu bắt được gà vàng là có thật.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Hồ Chủ tịch

Posted in Xã hội,quê hương và con người. on 08/10/2013 by ktstruongvancuong

Trước nhiều thời điểm lịch sử của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn bạc để đưa ra những quyết định trọng đại.

Lễ phong quân hàm cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời kỳ 1975 đến nay
1954 – 1975
trước 1954
Untitled-1-4005-1380944910.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ngày 2/9/1945. Bức ảnh được chụp ngay sau khi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. “Đúng lúc cụ Hồ và ông Giáp đã ngồi vào xe và xe chưa lăn bánh, tôi nhào tới đưa máy vào khoang cửa và nói: Thưa cụ, vừa rồi trên kỳ đài đông quá, con không chụp được ảnh cụ. Xin cụ cho phép con được lấy một hình của cụ. Cụ Hồ khẽ gật đầu. Nhưng lúc ấy, cụ Hồ đang đội mũ. Trời đã về chiều. Cái mũ cát vành rộng lại che mất nhiều ánh sáng. Tôi đánh liều: Thưa cụ, con muốn cụ hạ chiếc mũ xuống ạ. Ông Giáp ngồi bên tủm tỉm cười như hiểu ý tôi. Ông đưa tay lên hạ cái mũ của cụ Hồ đang đội và nhìn tôi, nói: Này thì bỏ mũ xuống”, nhiếp ảnh gia Võ An Ninh kể lại trong cuốn “Ở với Người – Ở với Đời”.
Untitled-10-1501-1380944910.jpg
Theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, nhóm tình báo Con Nai (Deer Team) thuộc Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ (OSS), tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã nhảy dù xuống Tân Trào tháng 7/1945 để giúp đỡ huấn luyện các chiến sĩ Việt Minh đánh Nhật. Cụ Hồ và Tướng Giáp chụp chung với nhóm tình báo đặc biệt này.
Bác Hồ và Tướng Võ Nguyên Giáp tại vườn Bắc Bộ phủ cuối tháng 8/1945.
Cụ Hồ và Tướng Giáp tại vườn Bắc Bộ phủ cuối tháng 8/1945.
Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp trong Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945.
Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp (đầu tiên, hàng trước) trong Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945.
Bữa cơm tại chân đèo Re (phía Định Hóa, Thái Nguyên tháng 10/1948) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lê Đức Thọ, trước ngày ông Lê Đức Thọ được cử vào Nam Bộ công tác
Tổng Bí thư Trường Chinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lê Đức Thọ ăn cơm tại chân đèo Re phía Định Hóa, Thái Nguyên vào tháng 10/1948.
Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa.
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại An toàn khu Định Hóa năm 1947.
Trên đường đi Chiến dịch Biên giới, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh (1950).
Trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Untitled-8-2272-1380944910.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tướng Giáp bàn bạc kế hoạch chiến dịch năm 1950.
Tại căn cứ Việt Bắc, Người và các đồng chí lãnh đạo Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1953.
Tại căn cứ Việt Bắc, Hồ Chủ tịch, Tướng Giáp và lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1953.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi đại tướng lên đường, Chủ tịch  hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", đại tướng  trả lời: "Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại  ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh".
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trước khi Đại tướng lên đường, Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi: “Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?”, Đại tướng trả lời: “Thưa Bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau”. Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh”.
Điện Biên mừng sinh nhật Bác (19/5/1954).
Tướng Giáp cùng các chiến sĩ Điện Biên mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 19/5/1954.
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1962
Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh chung trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1962.
Untitled-2-4074-1380944911.jpg
Ngày 11/1/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (thứ hai từ bên phải) gặp đoàn đại biểu Anh hùng Chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang quân Giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc.
Tháng 4-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tiếp các chiến sĩ lái máy bay chiến đấu đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ
Tháng 4/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tướng Giáp tiếp các chiến sĩ lái máy bay chiến đấu đã bắn rơi nhiều phi cơ Mỹ.

Ảnh tư liệu của TTXVN